Bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua máy tính cũ như thế nào? Máy tính cũ ra sao thì chất lượng? Hãy cùng chúng tôi khám phá các cách test máy tính cũ chi tiết nhất. Đây chính là những kinh nghiệm khi đi mua máy tính cũ mà ai cũng nên biết tới.

Tại sao nên test máy tính cũ trước khi mua

Máy tính cũ là lựa chọn cho nhiều bạn sinh viên và những bạn cần dùng máy tính nhưng kinh phí có hạn. Vì thế, cùng 1 khoản tiền thay vì chọn mua máy mới đời cũ các bạn sẽ chọn mua máy tính cũ những đời mới hơn. Nhưng việc mua máy tính cũ cũng có rất nhiều rủi ro. Đó chính là một trong những lý do nên test máy tính cũ trước khi mua. Ngoài ra, việc test máy tính cũ còn để bạn biết được những yêu cầu sau:

  • Máy tính cũ giá tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hay không?
  • Không cần quá hiện đại về hình thức máy nhưng phải sử dụng tốt, độ bền cao.
  • Hay chỉ là để xác định mình có đang bị nói thách giá khi mua máy tính cũ hay không?

Cách test máy tính cũ chi tiết

Nhiều bạn khi mua máy tính cũ hay còn e dè, và chỉ nhìn sơ hình thức bên ngoài máy mà đánh giá máy tốt hay không. Điều này không tốt chút nào, vừa khiến bạn gặp rắc rối nếu mua phải hàng kém chất lượng, vừa không có cơ sở nếu trong trường hợp máy bị hư hỏng. Nên bạn cần phải đánh giá tổng quan từng bộ phận của máy. Sau đây là một vài gợi ý cách test máy tính cũ chi tiết nhất.

Kiểm tra tổng thể máy tính

Nhìn và quan sát kĩ tổng thể bên ngoài máy tính đem lại cho bạn 75% quyết định có nên mua máy tính cũ hay không. Quan sát thật kỹ các khung viền bao bọc quanh máy, xem có nứt nẻ hay vỡ gì không. Kiểm tra loa máy tính đơn giản bằng cách mở một bài nhạc xem nó có còn nghe tốt không, có bị rè hay chập chờn âm thanh. Nên mua những máy tính cũ còn nguyên tem của những đại lý phân phối uy tín để yên tâm hơn về chất lượng của máy.

Kiểm tra ổ cứng của máy

Test lỗi trên ổ cứng để xem ổ cứng còn hoạt động tốt hay không là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tốc độ xử lý thông tin trong quá trình sử dụng. Đầu tiên bạn cần phải có một chiếc đĩa CD Hiren Boot hoặc cài đặt phần mềm: Victoria for Windows.

Cách 1: Thực hiện khởi động bằng đĩa CD Hiren Boot

Nhấp chuột để chọn mục Hard Disk Tool, tiếp đó chọn mục MHDD. Một điều lưu ý rằng HDD yêu cầu phải được điều chỉnh ở chế độ Master thì khi đó phần mềm mới tiến thành nhận diện được. Sau đó, bạn cần gõ các số tương ứng với HDD được hiển thị trên màn hình máy tính. F4 từ 2 đến 3 lần để đảm bảo phần cứng được kiểm tra từ đầu đến cuối. Sau khi thực hiện các bước các vùng bị lỗi sẽ hiện màu đỏ hoặc dấu X, những vùng màu xanh là vùng không bị lỗi.

Lưu ý bạn nhớ xem phần phía trên góc phải nếu máy, nếu thể hiện tốc độ ghi 35.000 Kb/s trở lên thì là máy còn sử dụng tốt.

Cách 2: Sử dụng phần mềm Victoria for Windows

Hiển thị ổ cứng của máy bằng cách chọn Model tại mục Standard. Tại Smart đúp chuột chọn Get Smart. Sau khi ổ cứng xử lý thông tin nếu máy hiển thị good thì ổ cứng đảm bảo chất lượng, còn bad thì ngược lại.

Test cấu hình máy

Test cấu hình máy tính nhằm đem đến cho bạn các thông số về máy tính một cách chi tiết nhất. Các thông số như tên máy, hệ điều hành, CPU, RAM,… đều được hiển thị. Mở hộp thoại Run, đồng thời giữ tổ hợp phím windows và phím R. Gõ lệnh “dxdiag” vào hộp thoại và chạy máy bằng nhấn nút OK

Gõ dxdiag trên hộp thoại Run
Dxdiag hiển thị đầy đủ thông tin cần thiết về máy tính

Kiểm tra CPU máy tính

Kiểm tra CPU cũng là một trong những cách test máy tính cũ quan trọng nhất. Kiểm tra CPU của máy tính chính là kiểm tra tốc độ xử lý của máy tính bạn. Sau đây là 2 cách kiểm tra CPU hiệu quả:

  • Trên thanh công cụ tìm kiếm Control Panel => System. Máy tính sẽ hiện ra một bảng thông số. Processor chính là thông số của CPU và tốc độ xử lý của nó.
Kiểm tra CPU
  • Sử dụng phần mềm Intel Power Gadget

Đây là phần mềm kiểm tra tốc độ chạy của CPU. Sau khi được nén và cài đặt, chạy phần mềm sẽ cho ra những thông số chi tiết về tình trạng máy, tốc độ xử lý, nhiệt độ hiện tại của máy.

Kiểm tra CPU

Kiểm tra kết nối wifi

Để kiểm tra được máy tính của bạn có kết nối wifi tốt không? Hay là tốc độ wifi chạy là bao nhiêu? Chỉ cần kích đúp chuột vào biểu tượng wifi nằm trên thanh công cụ phía bên phải máy tính. Tiếp tục nhấn vào Open Network and Sharing Center. Rồi nhấn vào wifi máy tính đang sử dụng. Bảng thông tin sẽ hiện lên đi kèm với tốc độ chạy của wifi. Với thông số dao động từ 20Mbps đến 450Mbps được xem là tiêu chuẩn với kết nối mạng không dây. Và có thể lên đến 1300 Mbps với kết nối trực tiếp.

Test wifi

Kiểm tra các đầu nối

Để kiểm tra các đầu nối bạn chỉ cần thực hiện những bước đơn giản như kiểm tra các đầu nối sau khi gắn vào máy có kết nối được không? Các đầu nối có bị chập chờn hay không?

Kiểm tra màn hình máy tính

Màn hình máy tính cũng là một trong những thiết bị quan trọng cần lưu ý khi test máy tính cũ. Kiểm tra màn hình bằng cách sử dụng chương trình Monitor Test, kiểm tra màn hình ở những màu khác nhau để xem màn hình có những vết sọc, nhòe màu nào không. Thêm một phần mềm để kiểm tra đó là Injured Pixels, phần mềm có thể kiểm tra được những điểm chết trên màn hình. Ngoài ra đừng quên kiểm tra độ rung và nhạy của màn hình máy tính.

cách kiểm tra điểm chết màn hình máy tính

Đối với laptop cần kiểm tra thêm những gì?

Với những chiếc máy tính nhỏ gọn và hiện đại, việc test máy tính cũ trước khi mua là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một vài cách test máy tính cũ đối với laptop.

Chuột cảm ứng

Cách kiểm tra chuột cảm ứng vô cùng đơn giản. Chỉ cần di chuột xem nó có di chuyển không, có chạy lộn xộn không theo điều khiển của bạn không. Một điều đáng lưu ý là một vài laptop khi cắm sạc sẽ gặp tình trạng chuột nhảy loạn xạ. Nguyên nhân chính là do hư adapter. Khi gặp trường hợp này bạn cần thông báo để chủ cửa hàng thay đổi adapter và cho bạn kiểm tra lại.

Pin máy tính

Khi mua laptop cũ thì pin ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng sử dụng máy của bạn. Sau đây là hai cách test pin máy tính cũ.

Sử dụng phần mềm 

Với giao diện đơn giản của CPUID HWMonitor bạn có thể cài đặt sử dụng để kiểm tra độ chai pin của máy tính cũ trước khi mua. Hai thông số cần lưu ý đó là Design Capacity và Current Capacity. Design Capacity là dung lượng pin mà nhà sản xuất đưa ra, còn Current Capacity là dung lượng pin thực tế của máy tính. Wear Level là chỉ số chai pin của máy, nếu chỉ số hơn 50% nghĩa là máy tính đã chai pin. Bạn không nên mua máy tính trong trường hợp này.

Kiểm tra pin laptop
Không sử dụng phần mềm

Ấn tổ hợp phím Window + R tiếp theo bạn gõ lệnh “cmd” để hiển thị Command Prompt. Trong giao diện này người dùng nhấn tiếp lệnh powercfg /batteryreport rồi enter. Đến địa chỉ đã được thông báo tìm battery-report.html, tiếp theo tìm thư mục Installed batteries. Design Capacity là dung lượng pin mà nhà sản xuất đưa ra và Full Charge Capacity là dung lượng sau khi sạc đầy. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa hai thông số này thì máy tính đã bị chai pin.

Test pin

Trên đây là một vài gợi ý cách test máy tính cũ chi tiết mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ tìm cho mình được một chiếc máy tính cũ tốt và chất lượng.